Ngày xưa mình từng nói rằng ghét nhất làm việc gì
liên quan đến nấu nướng và dạy học.
Về nấu nướng – thật ra mình không ghét mà chỉ là nếu
được chọn giữa nấu ăn và rửa bát, chắc chắn mình sẽ chọn việc dọn dẹp bãi chiến
trường. Thành ra theo thói quen nên chẳng mấy khi mình nấu ăn – đâm lười chứ
không ghét. Đôi khi mình cũng thích bày vẽ mấy món, nhưng phải là món nào ngon,
độc, lạ cơ!
Còn về việc dạy học, cái này mình ghét. Chẳng hiểu
sao lại thế nữa! Có lẽ do cái tính độc lập, thích làm việc một mình hay do
mình “nhìn” thấy nghề dạy học sao “vất vả” quá. Giống như nhiều cô giáo trường
mình chẳng hạn, nói thao thao bất tuyệt trên bảng mà dưới có đứa nào chịu nghe
đâu! (Trong đó có mình =.=! Thấy tội lỗi quá).
Nhưng cái nghề gia sư “may ra” có vẻ “đơn giản” hơn
là làm giáo viên một tí vì ít ra mình nói thì nó cũng phải nghe, không ít thì
nhiều vì có 1 “thầy” – 1 “trò” thôi mà.
Quay trở lại với cái “ngày xưa”, mình chẳng bao giờ
nghĩ sẽ đi làm thêm gia sư mặc dù thành tích học tập vào loại “khá – giỏi”, nhưng thật ra mình chẳng tự tin vào bất kì môn nào cả. Mình thuộc loại mỗi thứ
biết một tí nhưng chẳng giỏi xuất sắc cái gì (Đôi khi nhìn mấy đứa đi dạy gia
sư ngưỡng mộ lắm). Thế nên, khi chọn các việc để làm thêm, mình cạch cái “món”
này ra đầu tiên.
Nhưng đúng là “việc chọn người” chứ không phải “người
chọn việc”. Thế nào mà sau một hồi “trình bày hoàn cảnh” của cô hàng xóm thì
mình cũng quyết định làm gia sư môn tiếng Anh cho đứa con gái năm nay thi Đại học
của cô. Vì hai nhà là hàng xóm lâu năm nên mình quyết định nhận công việc này một
phần vì nể, hai là tiện cái gần nhà, thời gian linh hoạt mà lại có thêm thu nhập.
Mới đầu làm công việc này đúng thật là có hơi bỡ ngỡ
nhưng rồi dần cũng quen. Tính mình được cái cẩn thận, trước khi truyền đạt kiến
thức cho người khác là bao giờ mình cũng phải ôn và kiểm tra lại kiến thức của mình trước đã, có khi là trước cả tuần, để đảm bảo là khi dạy không sai sót gì.
Mình thấy nghề này cũng hay vì vừa có thu nhập lại
còn củng cố lại kiến thức cho bản thân rất nhiều. Nhưng, mình cũng thấy nghề
này “dở” – dở một nỗi là nó là NGHỀ GIA SƯ. Thế nào là “gia sư”? Gia sư là dạy
tại nhà. Tại sao phải dạy ở nhà? Do không học được trên lớp. Sao lại không
học được trên lớp? Nhiều lý do, có khách quan, chủ quan cũng có. Nhưng yếu tố
chủ quan chiếm đa số. Những ai thường chọn học gia sư? Đáp: Gia đình có điều kiện.
Điều này là chắc luôn vì bình thường một buổi gia sư giá bèo cũng phải 100k trở
lên. Chẳng bù mình ngày trước chui vào mấy cái “lò” luyện thi hàng trăm người
chỉ vì một chữ - rẻ. Ngoài ra còn mấy lý do khác như ngu, lười…cộng thêm gia
đình có điều kiện thì bạn có thể hình dung được thái độ học tập của đứa
chọn học gia sư rồi đấy (mình nói trong hoàn cảnh của mình). Nhiều khi mình có
cảm giác là không biết mình đang học hay nó đang học nữa cơ!
Thật ra, có khi nó tiến bộ mình cũng vui vì cảm giác
thành tựu. Nhưng đôi lúc mình tự hỏi cái sự tiến bộ của nó có phải “ăn may”
không vì những khi nó học tụt dốc thảm bại thì mình lại thấy cực kì bất lực. Đến
độ mình phải thốt ra những lời nói hơi khó nghe một chút rằng: “Em có muốn đỗ Đại
học thật không? Chứ với kiểu học và thái độ học như này thì chị khuyên em nên học
nghề! Em học cho mình chứ có phải học cho ai đâu. Em không tự lực cánh sinh
thì chẳng ai giúp em được đâu. Đừng nghĩ học 2 buổi/ tuần như này là xong, người
ta hơn nhau ở cái chăm chỉ. Nếu cứ thế này thì em đừng nghĩ đến việc đỗ đại học.
Thế nhé! Suy nghĩ kĩ đi!”.
Đấy, chẳng mấy khi mình nói nặng lời như này, không
phải mình hiền, chẳng qua mình giỏi kiềm chế và không muốn bầu không khí trở
nên căng thẳng. Nhưng với những gì nó “trả lại” sau những nỗ lực của mình thời
gian vừa qua mình cảm thấy buồn. Nó giống như em mình vậy, mình lo cho nó và giận
nó vì cái thái độ dửng dưng bất cần. Nhiều lúc nghĩ cũng thương mẹ nó vì lúc
nào cũng đau đầu vì thành tích học tập của con.
Có nhiều người nói rằng đỗ Đại học không quan trọng.
Ừ, mình đồng ý! Nhưng phải xem xét hoàn cảnh nữa chứ. Nếu là một người đã nỗ lực
hết mình mà không đỗ thì nói câu “không quan trọng” được xem như một lời an ủi.
Còn với những đứa mà chẳng có lấy một lần cố gắng thì câu “không quan trọng” đấy
chẳng khác nào việc cổ xúy, bao biện cho sự lười biếng của chúng. Thà thay vì
nói “Đại học không quan trọng” sao không nói huỵch toẹt với chúng là “mày học
nghề cho tao nhờ”, để phá vỡ ngay những ảo tưởng của chúng từ trứng nước, để đỡ
phải tranh nhau thi đại học và biết đâu sau này chúng còn có cái nghề, không lo
thất nghiệp.
Đi làm mới thấy cái nghề gia sư này vất vả lắm đấy
chứ. Dù là đứng trước trăm học sinh hay một học sinh thì với một người có trách
nhiệm cũng giống nhau mà thôi. Mình đã nỗ lực hết sức, đã tâm huyết với việc
mình làm mà học sinh không có tiến bộ thì mình sẽ buồn biết bao nhiêu. Có khi
sau lứa học sinh này mình sẽ bỏ việc không biết chừng.
Tái bút: Khi những dòng này được đăng lên cũng là
lúc mình chính thức “từ giã” cái nghề gia sư sau gần hai tháng. Tính ra chắc được
hơn chục ngày. Là “giáo viên” chắc ai cũng mong học sinh của mình chăm ngoan, học
giỏi – không giỏi được thì ít nhất cũng phải chăm. Kiến thức có thể bồi đắp chứ thái độ là thứ không thể điều chỉnh ngày một ngày hai. Mình thấy mình hơi “đen”
khi “lứa học sinh” đầu tiên của mình là một đứa mặc dù tự nhận mình dốt nhưng lại
chẳng bao giờ chịu cố gắng. Lần nào sang dạy nó, mình cũng bị nó cho leo cây 15
– 20 phút để đợi nó “ngủ” xong cái đã, có khi mình còn phải lên phòng để gọi nó
dậy. Có ai tận tình như mình không???
Với mình, làm việc đâu chỉ là để kiếm tiền. Mình mong muốn mỗi việc mình làm mình sẽ dành hết tâm huyết cho nó. Nghề gia sư cũng vậy, mình cũng đã nỗ lực hết sức, soạn bài trước cả tuần, kiểm tra đi kiểm tra lại để tránh sai sót, đổi “giáo án” liên tục để cho phù hợp với “tâm trạng” của học sinh, cho bài giảng thêm sinh động, đỡ nhàm. Ngoài tư cách là “người dạy”, mình còn đóng vai “người chị” để trò chuyện với nó, động viên nó trong cuộc sống. Nhưng đúng là cái thái độ thì không thể nào sửa ngày một ngày hai. Mình đoán là tính cách này đã theo nó từ thuở bé, một đứa thụ động, dựa dẫm vào bố mẹ. Mình nói chuyện thẳng thắn với nó: “Nếu em muốn học để thi tốt nghiệp thì chị nghĩ em chỉ cần làm bài trong quyển ôn thi là sẽ qua, chị không cần dạy. Còn nếu em muốn thi đại học thì chị cũng sẽ không dạy với cái thái độ học tập như thế này. Chị không chê em học dốt hay trí nhớ kém, chị chỉ không thể nào chịu nổi cái thái độ của em. Em suy nghĩ đi, bản thân em muốn gì? Có muốn tiếp tục học không?”. Và mình nhận được câu trả lời nằm trong dự đoán là “Cái này do mẹ em quyết định”. Đến đây mình hoàn toàn bó tay.com rồi. Và mình cũng nói chuyện thẳng với mẹ nó luôn tình hình như thế - “Nếu cô vẫn muốn cho em học thì cháu sẽ nhờ bạn cháu giúp cô. Còn cháu không dạy. Cháu không chịu được thái độ học tập như thế!”. Nói đi cũng phải nói lại, có lẽ thái độ nó như này cũng bởi do mẹ nó nuông chiều, lúc nào cũng lót đường cho con đi, chưa thi đại học đã nghĩ là phải đi cửa sau như thế nào. Cái tâm lý PHẢI ĐỖ ĐẠI HỌC đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh biến những đứa con của mình thành con rối, thành đứa bù nhìn có một không hai. Nói tóm lại chắc là mình không có khả năng và không có DUYÊN với nghề này rồi. Thế thôi !
Với mình, làm việc đâu chỉ là để kiếm tiền. Mình mong muốn mỗi việc mình làm mình sẽ dành hết tâm huyết cho nó. Nghề gia sư cũng vậy, mình cũng đã nỗ lực hết sức, soạn bài trước cả tuần, kiểm tra đi kiểm tra lại để tránh sai sót, đổi “giáo án” liên tục để cho phù hợp với “tâm trạng” của học sinh, cho bài giảng thêm sinh động, đỡ nhàm. Ngoài tư cách là “người dạy”, mình còn đóng vai “người chị” để trò chuyện với nó, động viên nó trong cuộc sống. Nhưng đúng là cái thái độ thì không thể nào sửa ngày một ngày hai. Mình đoán là tính cách này đã theo nó từ thuở bé, một đứa thụ động, dựa dẫm vào bố mẹ. Mình nói chuyện thẳng thắn với nó: “Nếu em muốn học để thi tốt nghiệp thì chị nghĩ em chỉ cần làm bài trong quyển ôn thi là sẽ qua, chị không cần dạy. Còn nếu em muốn thi đại học thì chị cũng sẽ không dạy với cái thái độ học tập như thế này. Chị không chê em học dốt hay trí nhớ kém, chị chỉ không thể nào chịu nổi cái thái độ của em. Em suy nghĩ đi, bản thân em muốn gì? Có muốn tiếp tục học không?”. Và mình nhận được câu trả lời nằm trong dự đoán là “Cái này do mẹ em quyết định”. Đến đây mình hoàn toàn bó tay.com rồi. Và mình cũng nói chuyện thẳng với mẹ nó luôn tình hình như thế - “Nếu cô vẫn muốn cho em học thì cháu sẽ nhờ bạn cháu giúp cô. Còn cháu không dạy. Cháu không chịu được thái độ học tập như thế!”. Nói đi cũng phải nói lại, có lẽ thái độ nó như này cũng bởi do mẹ nó nuông chiều, lúc nào cũng lót đường cho con đi, chưa thi đại học đã nghĩ là phải đi cửa sau như thế nào. Cái tâm lý PHẢI ĐỖ ĐẠI HỌC đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh biến những đứa con của mình thành con rối, thành đứa bù nhìn có một không hai. Nói tóm lại chắc là mình không có khả năng và không có DUYÊN với nghề này rồi. Thế thôi !